Trong hoạt động xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, thường áp dụng 2 điều kiện FOB và CIF trong Incoterms 2010. Vậy FOB là gì? CIF là gì? Có gì giống và khác nhau? Hãy cùng Cảng Lotus tìm hiểu và so sánh FOB và CIF trong Incoterms 2010 chi tiết trong bài viết sau đây.
So sánh khái niệm FOB và CIF là gì?
Trước khi tiến hành so sánh FOB và CIF trong Incoterms 2010, hãy cùng phân tích về khái niệm của hai điều kiện này sau đây:
FOB – Giao hàng trên tàu
FOB là điều kiện mà hình thức bên bán sẽ trực tiếp giao hàng trên tàu mà bên mua chỉ định tại địa điểm cụ thể hoặc mua hàng hóa đã được giao theo hình thức tương tự.
FOB là những điều kiện về việc giao hàng trên tàu
Ở điều kiện này thường mọi rủi ro, tổn thất trong quá trình hàng đã nằm trên tàu và tiến hành chuyển đi sẽ do bên mua chịu trách nhiệm, còn bên bán sẽ không còn nghĩa vụ từ thời điểm này. Lan can tàu chính là địa điểm chuyển đổi rủi ro từ người mua sang người bán tại điều kiện FOB.
Đồng thời, phía bên mua sẽ chịu mọi chi phí liên quan tới việc thuê phương tiện vận tải, bảo hiểm hàng hóa cho đến các chi phí phát sinh trong quá trình hàng lên tàu và giao nhận.
CIF – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
Điều kiện CIF được biết đến là hình thức bên bán sẽ giao hàng trên tàu hoặc mua hàng cũng sẽ được giao như vậy.
CIF là điều kiện về tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí do bên bán chịu trách nhiệm
Với điều kiện này, rủi ro, mất mát, tổn thất hàng hóa sẽ được chuyển sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được giao trên tàu. Bên bán sẽ phải ký hợp đồng về việc chi trả các khoản phí liên quan đến việc đưa hàng trực tiếp đến cảng đích chỉ định. Cảng xếp hàng sẽ là địa điểm chuyển đổi rủi ro từ bên mua sang bên bán, đồng thời bên bán sẽ chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng.
So sánh FOB và CIF trong Incoterms 2010
Để có thể hiểu rõ hơn điều kiện FOB và CIF có gì giống và khác nhau hãy cùng so sánh ngay sau đây:
Điểm giống nhau giữa FOB và CIF
Trong Incoterms 2010 thì cả FOB và CIF đều là những điều kiện được áp dụng trong vận tải đường thủy nội bộ hay vận tải đường biển.
Đồng thời, cả hai điều kiện đều quy định bên bán sẽ có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, còn bên mua sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục thông quan nhập khẩu và quá cảnh để có thể nhận được hàng.
Vị trí chuyển giao trách nhiệm giữa bên bán và bên mua sẽ trực tiếp tại cảng xếp hàng (cảng đi, lan can tàu).
Giữa FOB và CIF có những điểm giống và khác nhau
Khác nhau giữa FOB và CIF là gì?
Khi so sánh FOB và CIF trong Incoterms 2010 thì hai điều kiện này sẽ có những điểm khác nhau như sau:
Điều kiện giao hàng CIF và FOB:
- FOB (Free on Board): địa điểm giao hàng lên tàu.
- CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.
Phí bảo hiểm:
- FOB: bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa
- CIF: Bên bán sẽ chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, quy định mức bảo hiểm tối thiểu là 110% giá trị hàng hóa.
Trách nhiệm vận tải thuê tàu:
- FOB: bên bán sẽ không chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển hàng hóa mà do phía bên mua chịu trách nhiệm.
- CIF: Bên bán sẽ có trách nhiệm thuê tàu chuyên chở hàng hóa, bên mua không cần phải thuê.
Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả hai điều kiện đều có cùng vị trí chuyển rủi ro bên bán sang bên mua là tại lan can tàu hay cảng đi. Tuy nhiên, ở điều kiện CIF thì bên bán sẽ có trách nhiệm cuối cùng kể từ thời điểm hàng cập cảng đích.
Nhìn chung, cả hai điều kiện FOB và CIF đều có những đặc điểm giống và khác nhau. Vậy nên, phụ thuộc vào nhu cầu giao hàng để doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng điều kiện tối ưu nhất.
Trên đây là những thông tin về so sánh FOB và CIF trong Incoterms 2010. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn điều kiện giao hàng phù hợp nhất. Để biết thêm về các điều khoản incoterms 2010 cùng dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, có thể liên hệ với Cảng Lotus để được hỗ trợ và tư vấn chu đáo.