CIF incoterm 2020 là một trong những điều kiện quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế liên quan tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy để hiểu rõ hơn CIF incoterm 2020 là gì? Trách nhiệm của bên bán và bên mua theo điều kiện CIF incoterm 2020 như thế nào? Hãy cùng Cảng Lotus tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây.
CIF incoterm 2020 là gì?
CIF là cụm từ viết tắt của Cost, Insurance and Freight, có nghĩa là tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua, giữa nước này và nước khác theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) công bố.
CIF là tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí trong quá trình xuất nhập khẩu hàng bằng đường biển
Theo điều kiện CIF incoterm 2020, phía người bán sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa tại phía cảng đi, xếp dỡ hàng hóa lên tàu và chi trả cước phí, tiền bảo hiểm tối thiểu cho đến khi hàng hóa cập bến cảng đến. Mặc dù phía người bán sẽ chi trả các chi phí, tiền bảo hiểm liên quan tới quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, rủi ro vẫn được chuyển sang người mua ngay tại thời điểm hóa hóa được đưa lên tàu.
Điều kiện CIF trong Incoterm 2020
CIF là điều kiện được quy định dành riêng cho vận tải hàng hóa bằng đường thủy. Nhìn chung, CIF incoterm 2020 được áp dụng cho hàng hóa là hóa chất hay nông sản.
Người bán và người mua sẽ phải tuân thủ các điều kiện CIF đã quy định
Ngoài ra, điều khoản CIF trong Incoterm 2020 sẽ thích hợp với hàng hóa là hàng lỏng, hàng rời hay hàng quá khổ. Với điều kiện này, người bán sẽ phải thu xếp phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa cũng như cung cấp các chứng từ liên quan cho phía người mua.
Việc giao hàng sẽ được hiểu là giao từ kho đến cảng đi nhưng trách nhiệm của người bán về rủi ro hàng hóa sẽ kết thúc từ thời điểm dỡ hàng tại cảng. Tuy nhiên, hàng hóa bắt buộc sẽ do phía bên người bán chịu trách nhiệm trong việc mua bảo hiểm.
Đồng thời, với điều kiện CIF incoterm 2020, mọi người cần phải lưu ý rằng rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ cảng xếp hàng, chứ không phải tại cảng dỡ. Nên người bán sẽ chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho phía bên mua, cũng như họ sẽ chịu trách nhiệm gửi đơn bảo hiểm cùng chứng từ cho phía bên người mua.
Trong trường hợp này, phía người mua sẽ là người được hưởng bảo hiểm. Nếu có tổn thất hàng hóa xảy ra trên đường biển, người mua cũng sẽ phải đứng ra để giải quyết chứ không phải người bán. Hay nói cách khác trong điều kiện giao hàng CIF theo Incoterm 2020 thì người bán sẽ trả chi phí vận chuyển, nhưng sẽ không chịu rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Trách nhiệm của người bán và người mua trong CIF incoterm 2020
Theo điều khoản CIF trong incoterm 2020 thì phía bên người bán và người mua sẽ có những trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của người bán
- Người bán sẽ phải cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan tới vận đơn, hóa đơn thương mại cho người mua theo đúng quy định.
- Người bán cung cấp giấy phép xuất khẩu, hay giấy ủy quyền từ địa phương cho lô hàng vận chuyển.
- Phía người bán sẽ là bên chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng, thường giá CIF theo incoterms 2010 tương ứng 110% giá trị hàng hóa.
- Phía người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên tàu biển theo đúng thỏa thuận 2 bên,
- Người bán là bên chịu trách nhiệm cuối cùng khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng.
Bên bán và bên mua đều có những trách nhiệm riêng theo điều kiện CIF
Trách nhiệm của người mua theo điều kiện CIF incoterm 2020
- Khi nhận được hàng, phía bên người bán sẽ có trách nhiệm thanh toán chi phí đầy đủ như hợp đồng đã thỏa thuận.
- Người bán chỉ cung cấp giấy tờ liên quan tới việc xuất khẩu, còn phía người mua sẽ phải thực hiện thông quan cũng như xin giấy phép nhập khẩu hàng theo đúng quy định.
- Người mua có trách nhiệm nhận hàng được giao tại cảng đến
- Người mua hàng sẽ chịu toàn bộ rủi ro về thiệt hại, hư hỏng, mất mát hàng hóa ngay tại thời điểm hàng được xếp dỡ lên tàu thuyền.
- Người mua sẽ chịu mọi chi phí liên quan tới hàng hóa phát sinh ngay tại thời điểm hàng hóa được giao lên tàu, như phí thủ tục thông quan, phí dỡ hàng tại cảng, thuế nhập khẩu…
- Trong trường hợp bắt buộc phải kiểm dịch tại nước ngoài, phía người mua sẽ phải tự chịu phí kiểm tra, xét nghiệm.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan tới điều kiện CIF incoterm 2020. Qua đó có thể thấy, trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ phải tuân thủ nhiều điều kiện khác nhau. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về các điều kiện này, cũng như được hỗ trợ tư vấn quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa tàu biển chi tiết, có thể liên hệ với Cảng Lotus.