Để xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển đòi hỏi doanh nghiệp, chủ hàng phải chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu đi kèm. Vậy trong bộ chứng từ xuất khẩu đường biển bao gồm những gì? Trong nội dung bài viết ngay sau đây, Cảng Lotus sẽ giúp mọi người nắm được bộ chứng từ đầy đủ áp dụng với hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL) chi tiết, hãy cùng theo dõi nhé.
5 chứng từ cần có trong bộ chứng từ xuất khẩu đường biển
Để xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển thì trong bộ chứng từ cần phải chuẩn bị phải có những thủ tục sau:
Biểu mẫu “vận đơn” bắt buộc có trong quá trình vận tải đường biển
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract): Đây là hợp đồng hợp tác giữa bên nhập khẩu và xuất khẩu, bao gồm những điều khoản liên quan tới việc giao dịch giữa hai bên như: Thông tin nhà nhập khẩu, xuất khẩu, đóng gói, địa chỉ giao nhận hàng, hình thức thanh toán, bồi thường…
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Chứng từ này sẽ do người bán phát hành nhằm việc đòi lại khoản nợ của người mua đã đưa ra trong hợp đồng. Trên chứng từ sẽ cần có những thông tin như: Số tiền, đơn giá, hình thức thanh toán, ngân hàng đại diện,….
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): Đây là chứng từ liên quan tới việc đóng gói hàng hóa theo những quy chuẩn riêng tùy vào thỏa thuận của đôi bên như đơn vị tính, cân kiện, đóng gói theo quy chuẩn nào,… để dựa vào đó sẽ lên kế hoạch sắp xếp hàng hóa vào container dễ dàng.
- Vận đơn (Bill of Lading): Hiện tại có 2 loại vận đơn được sử dụng đó là vận đơn từ FWD và vận đơn do hãng tàu phát hành để có thể xác nhận được việc sắp xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải phù hợp.
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration): Loại chứng từ dùng để kê khai các hạng mục hàng hóa sẽ nhập, xuất khẩu với cơ quan Hải Quan xem có đủ điều kiện để thông quan sang quốc gia khác hay không.
>>> Xem thêm: Ủy Thác Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Vai Trò Và Lợi Ích Ủy Thác Nhập Khẩu Xuất Khẩu
Những chứng từ thường có kèm theo lô hàng xuất nhập khẩu đường biển
Trong bộ chứng từ xuất khẩu đường biển, ngoài những loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào tình hình thực tế trong giao dịch giữa đôi bên, sẽ có những chứng từ đi kèm trong hồ sơ thông quan cần chú ý:
Chứng từ hun trùng áp dung cho hàng hóa có yếu tố động thực vật
- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Đây là chứng từ nhằm xác nhận về tình trạng lô hàng hiện tại kèm theo số chi phí phải thanh toán, không có khả năng chi trả và không dùng để đòi tiền.
- Tín dụng thư (L/C): Thư do phía ngân hàng đưa ra yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu gửi đến phía nhà xuất khẩu với cam kết sẽ chi trả đủ chi phí theo giao ước đã cam kết.
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): Bao gồm giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm, tùy thuộc vào từng đơn hàng thì phía bên nhập hoặc xuất khẩu sẽ tiến hành mua và bổ sung vào bộ chứng từ xuất khẩu đường biển.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin C/O): Chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, khi có loại chứng từ này sẽ giúp doanh nghiệp được miễn giảm thuế thông quan hoặc được ưu đãi thuế đặc biệt.
- Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate): Dùng để cập nhật tình trạng hàng hóa có yếu tố động, thực vật hoặc pallet đã được xử lý mầm bệnh, phòng tránh lây lan… Đặc biệt tại những quốc gia Châu u thường bắt buộc phải có chứng từ này.
- Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate): Loại chứng từ này sẽ do cơ quan kiểm dịch động thực vật phát hành cho những loại hàng hóa có yếu tố dịch tễ, nhằm hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh.
- Giấy chứng nhận chất lượng (CQ): Chứng từ này sẽ do cơ quan chức năng phát hành dựa vào hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa của mỗi chủ hàng đã đăng ký chứng minh chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
- Chứng nhận kiểm định (CA – Certificate of Analysis): Chứng từ xác định các thành phần có trong hàng hóa, để đảm bảo không gây độc hại tới người sử dụng (thường áp dụng cho hàng hóa như mỹ phẩm, hóa chất, dược phẩm….)
- Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate): Chứng từ do phía cơ quan chức năng phát hành dựa trên việc xác nhận hàng hóa xuất nhập khẩu an toàn, không chứa mầm bệnh, chất gây hại,… chủ yếu áp dụng cho hàng hóa là thực phẩm ăn uống.
>>> Xem thêm: Những Nội Dung Cần Nắm Về Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Bằng Đường Biển
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp mọi người nắm được bộ chứng từ xuất khẩu đường biển gồm những gì? Vậy nên, nếu đang có dự định xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua đường biển thì hãy nắm rõ và chuẩn bị đủ để giúp quá trình thông quan, cũng như vận tải dễ dàng, thuận lợi và an toàn nhất.