Trong ngành xây dựng và cơ khí chế tạo, thép cuộn cán nóng và cán nguội là một trong những vật liệu quan trọng và không thể thiếu. Đều là thép, thì hai vật liệu này có gì khác nhau? Hãy cùng Cảng Lotus tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu thép cuộn cán nóng và cán nguội có gì khác nhau?
Nghe tên gọi thì mọi người cũng đã thấy được hai loại thép này có sự khác nhau rồi. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn sản phẩm sau đây:
Đặc điểm thép cán nóng
- Khái niệm: Đây là loại thép được cuộn cán nóng bằng nhiệt độ cao lên tới trên 1700 độ F (cao hơn nhiệt độ kết tinh của các loại thép khác). Để làm ra loại thép này, người ta sẽ sử dụng phôi thép để nung nóng chúng và ép dẹp ra thành từng cuộn lớn và giữ chúng ở nhiệt độ cao nhất. Sau đó sẽ để thép chạy qua các con lăn để đạt hình dáng, kích thước mong muốn rồi tiến hành cắt và đóng gói theo nhu cầu.
Thép cán nóng sẽ được nung ở nhiệt độ cao
- Đặc điểm
+ Một mặt của thép sẽ được làm mát từ nhiệt độ cực đoan, mặt còn lại sẽ thu nhỏ.
+ Góc và cạnh thép được cán nóng và được làm tròn các thanh và sản phẩm ở một dạng tấm nhất định.
+ Thép có tính thẩm mỹ thấp, bề mặt xù xì, chủ yếu chỉ có màu xanh đen.
+ Thép có sự bóp méo nhẹ.
- Lợi ích: Thép cán nóng hay được sử dụng để làm thành cán nguội. Cũng như chúng được sử dụng khá phổ biến vì giá thành rẻ, độ bền cao nên sẽ được ứng dụng hầu hết tại các công trình đòi hỏi thép có kích thước cụ thể, các công trình xây dựng, đường sắt,…
Thép cán nguội
- Khái niệm: Thép cán nguội là dòng thép cán nóng đã qua chế biến, chúng sẽ được cán lại theo nhiệt độ phòng để tạo ra những tấm thép có kích thước chính xác, chất lượng bề mặt tốt hơn thép cán nóng. Quy trình tạo ra thép cán nguội bao gồm quay, mài và đánh bóng. Mỗi khâu sẽ giúp các tấm thép cán nóng đạt được tính thẩm mỹ và chất lượng tốt nhất.
Thép cán nguội có đặc điểm chất lượng và thẩm mỹ cao hơn thép cán nóng
- Đặc điểm:
+ Chất lượng tốt hơn, bề mặt thẩm mỹ hơn thép cán nóng.
+ Bề mặt thép khá mịn, có dầu nhờn
+ Thanh thép có góc cạnh, dạng vuông được xác định rõ.
+ Ống thép có độ đồng tâm thẳng và cao hơn so với thép cán nóng.
- Lợi ích: Thép cán nguội thường được ứng dụng trong những công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, ký thuật chính xác. Bởi vì chúng có độ cứng và bền bỉ hơn thép cán nóng, nên việc thi công cũng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, giá thành cũng sẽ cao hơn.
Quy trình sản xuất thép cán nóng và thép cán nguội
Về cơ bản, quy trình sản xuất thép cuộn cán nóng và cán nguội sẽ bao gồm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xử lý quặng
Nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép bao gồm: Quặng viên, quặng sắt, quặng thiêu kết và một số loại chất phụ gia như than cốc, đá vôi,… Chúng sẽ được xử lý theo tiêu chuẩn đã quy định.
Giai đoạn 2: Tạo dòng thép nóng chảy
Sau khi xử lý quặng xong sẽ tiến hành nung nóng chúng thành dòng thép chảy. Lúc này, dòng thép sẽ được dẫn thẳng vào lò đúc phôi để tạo ra 3 loại phôi cơ bản: Phôi bloom, phôi phiến và phôi thanh để tạo thành những sản phẩm khác nhau.
Quy trình sản xuất thép phổ biến
Giai đoạn 3: Đúc tiếp nguyên liệu
- Phôi phiến: Sẽ dùng để tạo thành thép cuộn nóng, cuộn nguội hay thép cán tấm, thép hình.
- Phôi thanh: Chủ yếu dùng để sản xuất thép vằn, thép cuộn xây dựng, thép thanh.
- Phôi Bloom: Loại này sẽ dùng để sản xuất ra nhiều thành phẩm khác nhau.
Lúc này, phôi được tạo ra ở giai đoạn 3 sẽ ở 2 trạng thái là nguội và nóng như sau:
- Nguội: Phôi sẽ được làm nguội và sẽ được làm nóng lại để đưa vào nhà máy để tạo thành sản phẩm
- Nóng: Phôi được duy trì ở mức nhiệt độ nóng cao rồi cán thành những thành phẩm nhất định.
Giai đoạn 4: Cán tạo thành phẩm
Phôi thép sau khi đã đúc thành công sẽ được di chuyển tới nhà máy để tạo thành thành phẩm cụ thể như thép thanh xây dựng, thép cừ lòng máng, thép râu,…
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu được rõ hơn về thép cuộn cán nóng và cán nguội. Về cơ bản thì hai chất liệu này đều rất quan trọng trong việc xây dựng các công trình, nhưng thép cán nguội được đánh giá cao hơn về chất lượng hơn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp được cho mọi người những thông tin hữu ích nhất.